Monday, January 29, 2018

Những tình huống “đắng lòng” chỉ Android Developer mới hiểu

1. Khi bạn đã hoàn thành tất ứng dụng và sẵn sàng để Activities, thì khách hàng lại yêu cầu các trang có thể vuốt được.

Khi bạn cố giải thích rằng bạn phải chuyển sang các mảng để mọi thứ có thể vuốt được.

Lời khuyên: Tôi nghĩ rằng cách tốt nhất là luôn luôn sử dụng các fragments và công việc của bạn chỉ là lưu trữ chúng. Cách này chỉ giúp xử lý một số vấn đề thường gặp trong Android. Vâng, đây không thực sự là một quy tắc, đó chỉ là một giải pháp.

2. Khi bạn cố gắng phát hành một phiên bản cập nhật với hàng trăm dependency, và chợt nhận ra lỗi hệ thống không thể sữa được

Mẹo: Tùy thuộc vào quy trình làm việc của bạn, thường là nên cố gắng phát hành các phiên bản thường xuyên và tối ưu nó dần dần, thay vì phải chờ đợi hàng tháng cho đến khi dự án hoàn thành. Điều này cho phép bạn kiểm soát được ứng dụng của mình ở chế độ người dùng và dễ dàng phát hiện ra các vấn đề ngay khi mới nhen nhóm

Một gợi ý không tồi là luôn để mắt tới các các quy tắc Proguard của thư viện một khi bạn thêm nó vào dự án của bạn.

3. Khi bạn cố gắng để cải thiện một codebase được viết không tuân theo theo bất cứ architecture pattern nào

Mẹo: Bài viết này có thể cung cấp môt số trợ giúp dành cho bạn. Thông thường, bạn chỉ cần quan sát code đã có và thực hiện một số bài test để đảm bảo không có code nào không hoạt động, trước khi bạn bắt đầu tái cấu trúc lại. Hãy tin tôi, chỉ trừ trường hợp bất đắc dĩ, nếu không thì không nên bắt đầu xây dựng mọi thứ lại từ đầu.

4. Khi bạn quên cập nhật proguard mappings file cho Firebase crash service và gần đây ứng dụng của bạn bắt đầu gặp phải lỗi obfuscated errors

Mẹo: Bạn có thể thiết lập dự án của bạn để tự động cập nhật proguard mappings file lên Crashbase crash service. Bạn có thể đọc thêm về nó ở đây .

5. Khi bạn khởi chạy ứng dụng đầu tiên của mình trên Google Play và bạn chỉ nhận được 50 lượt tải xuống trong 3 tháng

Mẹo: Trước tiên bạn nên bắt đầu xây dựng một cái gì đó xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dùng, sau đó quảng bá nó bằng tất cả nguồn lực mà bạn có.

6. Khi bạn nhìn lại code mà bạn đã viết 3 tháng trước

Mẹo: Đây có thể là một điều tốt mà đồng thời cũng không tốt. Điều tốt là bạn đã cải thiện rất nhiều trong 3 tháng qua và bạn đang nhìn lại những sai lầm của chính mình. Phần xấu? Không có gì quá nghiêm trọng, bạn chỉ mới bất đầu học hỏi sau 3 tháng và sẽ không có những lỗi tương tự bị lặp lại

7. Khi bạn đang cố gắng xây dựng dự án với Android Studio bằng một máy tính quá chậm

Mẹo: Có một số hướng dẫn đẻ đẩy nhanh thời gian xây dựng dự án của bạn tại đây

8. Khi ứng dụng của bạn bị lỗi chỉ trong chế độ phát hành và bạn không thể xem Logcat để biết chuyện gì đang xảy ra

Mẹo: Giải pháp dễ dàng, tích hợp một reporter như Crashlytics và bạn sẽ có thể xem được sự cố trên console/dashboard của bạn. Có một số gợi ý giúp bạn kiểm tra được tình trạng hiện tại, như kiểm tra Proguard hoặc chỉ số phát hành code. Tôi khuyên bạn không nên phát hành bất cứ ứng dụng nào mà không có công cụ báo cáo sự cố nào kèm theo.

9. Đợi chờ backend developers hoàn thành các API

Mẹo: Bạn nên chủ động yêu cầu cấu trúc dữ liệu API từ backend developers và sau đó tạo mô phỏng cấu trúc dữ liệu trong khả năng bạn cho phép của bạn. Đôi khi điều này không phải là một giải pháp tối ưu, và thậm chí nó khác xa những gì thực tế

10. Khi ứng dụng của bạn được xuất hiện trên Google Play

Mẹo: Nghe một bài hát và nhún nhảy theo điệu nhạc và bắt tay vào việc phát triển các ứng dụng tuyệt vời, hãy nhớ rằng:

Techtalk Via Android

No comments:

Post a Comment