Vào tháng 12 vừa qua, chuyên trang tuyển dụng lập trình viên TopDev đã công bố [ Báo cáo tổng quan lập trình viên năm 2017 ]. Khảo sát được TopDev thực hành độc lập trên hơn 5000 ứng viên, và 300 nhà tuyển dụng đang hoạt động và giữ các vị trí khác nhau trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam. Bản ít đem đến cái nhìn tổng quan tình hình nhân sự toàn ngành trong năm 2017 cũng như dự báo những xu hướng công nghệ sắp tới trong năm 2018.
Trong học lập trình php ở đâu lực lượng lao động ngành IT hiện tại, lập trình Web vẫn luôn chiếm tỉ lệ thị trường cao nhất với gần 74,8%, theo sau là lập trình Desktop App và Mobile App. Ở thời điểm hiện tại, xu hướng “Machine learning” đang dẫn đầu về mức lương trong các vị trí lập trình – khoảng hơn 35 triệu đồng/ tháng ($1,576/ tháng), theo sau đó là DevOps và các lĩnh vực nghiên cứu – thuật toán. Tuy nhiên, nếu xét chung trong cả ngành IT, đây là mức lương ở mức trung bình. So với mức lương mà các công ty CNTT sẵn sàng trả cho nhân sự cấp trưởng bộ phận tương đương 62 triệu đồng/ tháng ($2,721/tháng), đây là một khoảng cách khá lớn, cho ta thấy rõ hơn đặc thù của một ngành công nghiệp “chất xám”.
Năm 2017 là một năm cực kì hoành tráng và thành công của thị trường lập trình Mobile Việt Nam, và đây là cột mốc không thể tốt hơn để nhảy vào lĩnh vực phát triển ứng dụng di động. Vẫn như mọi năm, iOS và Android vẫn đang dẫn đầu với hơn 60% lượng người sử dụng. Đây cũng là 1 trong số 5 kỹ năng được nhà tuyển dụng sẵn sàng trả lương cao nhất cho ứng viên có kinh nghiệm – khoảng 27 triệu đồng/ tháng ($1,212/ tháng), chỉ ngay sau Big Data với mức lương gần 30 triệu đồng/ tháng ($1,325/ tháng). Ngoài ra, trên hệ thống tuyển dụng lập trình viên của TopDev gần 10% vị trí đăng tuyển là dành riêng cho lập trình viên mobile, cho thấy cơn sốt lập trình mobile vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và vẫn được các nhà tuyển dụng săn đón. Bên cạnh iOS và Android vẫn chiếm lĩnh thị trường, các kỹ năng Native vẫn rất được ưa chuộng nhờ các tính năng ưu việt của nó.
Về tuyển dụng, khảo sát cho thấy có đến khoảng 13% số lập trình viên đi tìm việc, nhảy việc chỉ trong vòng 1 năm. Thêm vào đó, khoảng 62% lập trình viên dù không chủ động đi tìm việc nhưng vẫn rất sẵn sàng với các cơ hội mới, đấy cũng là một bài toán lớn cho các nhà tuyển dụng. Để giải thích về xu hướng nhảy việc rầm rộ của lập trình viên, TopDev đã chỉ ra nhiều lý do khác nhau, trong đó phải kể đến cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc và đặc biệt là mức lương thưởng hiện tại. Đối với thị trường có đặc thù cạnh tranh cao như IT, mức lương và phúc lợi là những yếu tố vô cùng quan trọng để thu hút cũng như giữ chân nhân sự giỏi trong ngành. Thế nhưng, số liệu cho thấy gần 50% lập trình viên cảm thấy họ không được trả lương xứng đáng với năng lực và công sức bỏ ra. Chính vì thế, các nhà tuyển dụng sẽ cần phải cân nhắc điều chỉnh chính sách lương bổng phù hợp hơn khi mà nhu cầu tuyển dụng đã và đang tăng dần đều qua các năm. Một tín hiệu đáng mừng đó là có đến 2/3 các nhà tuyển dụng trong khảo sát của TopDev đã có dự định sẽ tăng lương cho nhân viên từ 6% đến gần 20%.
Về công nghệ, trong số các web framework đình đám, Laravel hiện đang là một cơn sốt tại thị trường Việt Nam. Phiên bản mới nhất của nó cho phép lập trình viên có thể build web trong thời gian cực nhanh, dễ thay đổi và được hỗ trợ rất nhiều. Thêm vào đó, JavaScript vẫn là kỹ năng có nhu cầu cao nhất và được các nhà tuyển dụng săn đón nhất, không hề có dấu hiệu suy giảm so với 2 quý đầu năm. Bên cạnh đó, các xu hướng khác gồm có: Big Data, Internet of things, Blockchain,… trở nên ngày càng phổ biến hơn, góp phần tăng hiệu quả các ứng dụng và hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện các sản phẩm sẵn có.
Với những khởi sắc của ngành công nghệ thông tin trong thời gian gần đây, chắc chắn sẽ là một điểm sáng thúc đẩy cho toàn thị trường tuyển dụng trong năm 2018. Hơn thế nữa, đón đầu sự phát triển của AI, Machine Learning, và Blockchain sẽ giúp cho doanh nghiệp có được những giải pháp tối ưu hoá mô hình kinh doanh của mình đáp ứng sự thay đổi của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trên toàn cầu.
Techtalk Via TopDev
No comments:
Post a Comment